Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: Trà Bồ - Phan Sào Nam- Phù Cừ - Hung Yên
Điện thoại: 0366069276

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHAN SÀO NAM

      

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHAN SÀO NAM

         

        SHCM theo nghiên cứu bài học tại trường Mầm non Phan Sào Nam trong những năm học qua đã mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho các giáo viên trong tổ, giúp giáo viên đổi mới tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, phát huy rõ nét tính tích cực của trẻ trong khám phá lĩnh hội tri thức. Chính vì thế, chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo hàng tháng các tổ thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học và coi đó là nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của các tổ.

       Thực hiện Kế hoạch số 90/KH-MN ngày 13/9/2023 về sinh hoạt chuyên môn năm học 2023-2024 của trường mầm non Phan Sào Nam;

        Ngày 28/10/2023, tổ mẫu giáo và tổ nhà trẻ đã tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ với sự tham dự của 100% CBQL và giáo viên trong tổ. Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ, với 2 đề tài.

  1. Đề tài: Trải nghiệm làm tóc cho bạn trai, bạn gái

     Chủ đề: Bản thân

     Đối tượng: 4-5 tuổi

     Giáo viên thực hiện: Phan Thị Quyên

  1. Đề tài: Vận động minh họa bài “ Mẹ không nào”

     Đối tượng: 25- 36 tháng

     Giáo viên thực hiện: Nguyên Thị Vân

       SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm từ thực tế việc học của trẻ tại lớp, tạo cơ hội cho mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra, có ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Việc tìm hiểu việc học của trẻ là để nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ khác nhau, những khó khăn, sai lầm và các yếu tố đang cản trở hay thúc đẩy việc học tập của trẻ và tìm ra cách thức để tác động phù hợp, hiệu quả hơn.

  Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt chuyên môn theo NCBH

          

Qua tổ chức thực hiện SHCM theo nghiên cứu bài học của tổ mẫu giáo và tổ nhà trẻ, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của các tổ nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong tổ đã mạnh dạn, tự tin tổ trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của một vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên được giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại trường Mầm non Phan Sào Nam.

                                                                                                              Người viết: Mai Thị Dung


Tác giả: Trường Mầm non Phan Sào Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết